Cầu Chương Dương – Biểu tượng giao thông huyết mạch của Thủ Đô

Lịch sử hình thành của cầu Chương Dương

Cầu Chương Dương một trong những công trình giao thông quan trọng của Hà Nội, nối liền hai bờ sông Hồng và phục vụ hàng nghìn lượt xe mỗi ngày. Được khánh thành vào năm 1985, cầu Chương Dương không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển và sáng tạo trong kỹ thuật xây dựng của Việt Nam. Với vai trò huyết mạch, cầu đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của thủ đô, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Hãy cùng Top Hà Nội AZ tìm hiểu qua bài viết sau

Cầu Chương Dương ở đâu?

Cầu Chương Dương ở đâu? Cầu Chương Dương là công trình giao thông được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển qua lại giữa 2 bên bờ sông Hồng của người dân. Cây cầu được xây dựng trên quốc lộ 1A tại Km số 170 + 200 thuộc địa phận thành phố Hà Nội kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Đây là cây cầu lớn đầu tiên nước ta thiết kế và xây dựng không cần sự trợ giúp kỹ thuật từ nước ngoài. Tại đây, các kỹ sư cầu đường Việt Nam được tự mình thử sức thiết kế và thi công một công trình giao thông lớn để tạo nền móng và cơ sở phát triển các cây cầu hiện đại sau này.

Cầu Chương Dương ở đâu? Cầu Chương Dương là công trình giao thông được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển qua lại giữa 2 bên bờ sông Hồng của người dân
Cầu Chương Dương ở đâu? Cầu Chương Dương là công trình giao thông được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển qua lại giữa 2 bên bờ sông Hồng của người dân

Lịch sử hình thành của cầu Chương Dương

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Hà Nội chỉ có duy nhất cầu Long Biên bắc ngang sông Hồng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô và các tỉnh thành phía Đông Bắc. Do làn đường dành cho ô tô quá nhỏ hẹp, cảnh ách tắc diễn ra thường xuyên khiến cầu Long Biên trở thành “cây cầu dài nhất thế giới”, người tham gia giao thông phải mất hàng giờ liền mới có thể đi qua được. 

Trong khi đó, cầu Thăng Long vẫn đang trong thời gian thi công, chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, do vị trí quá xa trung tâm thành phố nên dù có khánh thành và được đưa vào hoạt động, cầu Thăng Long cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân. Chính vì vậy, việc xây dựng một cây cầu nối liền với trung tâm Thủ Đô là cần thiết và được Nhà nước ưu tiên triển khai hàng đầu. 

Năm 1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng một cây cầu tại khu vực quận Hoàn Kiếm nối liền quận Long Biên. Theo dự kiến ban đầu, cầu Chương Dương được thiết kế là một câu cầu treo với 3 nhịp chính vượt qua sông Hồng. Để thực hiện được công trình kiến trúc đặc biệt này, điều quan trọng nhất là đóng được cọc của các trụ nhịp xuống lòng sông Hồng với độ sâu khoảng 60m. 

Lý thuyết cần như vậy, nhưng trên thực tế lúc bấy giờ, nước ta không có đủ máy móc, thiết bị hiện đại để đóng cọc xuống độ sâu đúng theo yêu cầu. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng cầu treo là cáp chủ để thi công từ bờ Nam sang bờ Bắc sông Hồng nước ta lại không có.

Trước tình hình nan giải đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp và đưa ra phương án chuyển cầu Chương Dương từ cầu treo thành cầu cứng.

Lịch sử hình thành của cầu Chương Dương
Lịch sử hình thành của cầu Chương Dương

Thông số kỹ thuật của cầu Chương Dương

  • Cầu gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép và 10 nhịp bê tông. Trong đó, có 7 nhịp về phía Hà Nội , 3 nhịp về phía huyện Gia Lâm. Các nhịp cầu được liên kết với nhau bằng những thanh dầm gắn liền theo hình tam giác, liên tục từ trụ T2 đến trụ T11. Tuy nhiên, riêng trụ T4, T5A, T6 và T7, chúng bị tách nhau do điều kiện kinh tế hạn hẹp nên nhìn tổng thể kiến trúc cầu Chương Dương không được đồng bộ.
  • Chiều dài cầu: 1,230m
  • Trọng tải: H30.
  • Phân tải: cây cầu được chia làm 4 làn xe 2 chiều: 2 làn giữa rộng 5m, 2 làn ngoài cùng rộng 1,5m
  • Đơn vị thiết kế: Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI trước là Viện Thiết kế giao thông
  • Đơn vị thi công: Xí nghiệp liên hợp xây dựng cầu Thăng Long và Liên hiệp các xí nghiệp giao thông khu vực 1

Ý nghĩa cầu Chương Dương gắn bó lịch sử hội nhập phát triển của Thủ Đô

Cầu Chương Dương không chỉ là một công trình giao thông thành công mà còn là biểu tượng cho tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Trong bối cảnh vật tư xây dựng thiếu thốn và công nghệ thi công lạc hậu, Nhà nước và nhân dân đã quyết tâm tìm ra những giải pháp sáng tạo để khắc phục khó khăn, cải tiến kỹ thuật trong việc sửa chữa dầm cầu và xử lý nền móng.

Một trong những sáng kiến đáng chú ý được Bộ Giao thông vận tải đánh giá cao là việc phục hồi và cải tiến chiếc búa máy Denmark do kỹ sư Vũ Kim Chung thực hiện. Sáng kiến này đã giúp các đơn vị thi công rút ngắn đáng kể thời gian đóng cọc móng trụ cầu, góp phần quan trọng vào tiến độ hoàn thành công trình.

Đến nay, khi nhắc lại thời gian đó, nhiều công nhân thi công cầu Chương Dương vẫn còn nhớ rõ hình ảnh những kiện tướng đóng cọc suốt ngày đêm trên sông Hồng. Trời rét thấu xương nhưng những người thợ bền bỉ, kiên cường vẫn làm việc quên mình, tiếng cọc đóng xuống lòng sông cứ vang vọng không dứt, rung chuyển cả thành phố ngay cả lúc nửa đêm. 

Còn cả những buổi dầm mưa ngâm mình, lội nước chống bão lũ mỗi lần đổ bê tông vào móng trụ cầu; những ngày phơi nắng cháy da cháy thịt để kích kéo, lao lắp dàn dầm thép nặng đến hàng chục tấn vào móng trụ,… 

Ý nghĩa cầu Chương Dương gắn bó lịch sử hội nhập phát triển của Thủ Đô
Ý nghĩa cầu Chương Dương gắn bó lịch sử hội nhập phát triển của Thủ Đô

Danh sách các quán ăn ngon nằm gần cầu Chương Dương 

Quán ngon Long Biên Vua ếch

Lẩu Dê Tuấn Hằng

  • Địa chỉ: 69 Tân Thụy, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội 
  • Số điện thoại: 024 3674 0335
  • Email: [email protected] 

Quán ăn ngon Long Biên bánh mì chảo Xèo Xèo

Quán ăn ngon tại Long Biên Papa’s Pizza & BBQ

Nhà hàng Lưu Gia Trang

Danh sách các quán ăn ngon nằm gần cầu Chương Dương 
Danh sách các quán ăn ngon nằm gần cầu Chương Dương

Cầu Chương Dương không chỉ là một công trình giao thông mà còn mang trong mình những giá trị lịch sử và biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của dân tộc. Qua quá trình xây dựng đầy gian nan, cầu đã chứng minh khả năng vượt khó và sáng tạo của con người Việt Nam. Đến nay, cầu Chương Dương vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hóa của Thủ đô Hà Nội. 

 

Đánh giá bài viết
Bình luận

Về Tác giả

Quản Lý
Xem thêm