Nằm ẩn mình giữa núi non hùng vĩ, trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, chùa Tây Phương vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có là một di sản văn hoá Việt Nam tiêu biểu. Nơi đây không chỉ là nơi thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái bởi sự linh thiêng mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo mà ấn tượng. Hãy cùng Top Hà Nội AZ khám phá xem ngôi chùa này có gì đặc biệt nhé!
Tổng quan về chùa Tây Phương
Giới thiệu đôi nét về chùa Tây Phương
Chùa Tây Phương có tên chữ là “Sùng Phúc tự” tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu bao quanh là núi non thơ mộng thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây.
Chùa Tây Phương với tên chữ cổ là “Sủng Phúc tự” mang ý nghĩa Tự là chùa, Sùng Phúc là nơi Đức Phật luôn hướng những điều thiện điều phúc đức. Theo các nhà sử học, ngôi chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8, sau nhiều lần trùng tu và cải tạo, ngôi chùa mang hình dáng kiến trúc như ngày nay.
Trong đó, phải nói kể đến giai thoại về tiết độ sứ thời Đường (864 – 868) là Cao Biền, phụ trách việc cai trị miền đất An Nam xưa đã đến đây để xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với âm mưu ngăn chặn nguồn long mạch của xứ này.
Tuy nhiên, truyền thuyết vẫn chỉ là truyền thuyết, được người dân truyền miệng lại qua nhiều đời, còn chứng tích rõ ràng nhất liên quan đến Tây Phương cổ tự đích xác có từ thời Mạc Phúc Nguyên (1547 – 1561). Vào thời điểm này, chùa được xây dựng như quy mô hiện nay.
Chùa Tây Phương vào năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, trong đó có 34 pho tượng được công nhận là bảo vật quốc gia.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, người dân thủ đô có rất nhiều cách để di chuyển đến chùa Tây Phương có thể kể đến như xe máy, ô tô, hoặc phương tiện công cộng như xe bus, đều vô cùng thuận lợi.
Với xe bus thì sẽ có tuyến bus 02 và 89 có thể đi đến chùa Tây Phương, xuất phát từ bệnh viện Xanh Pôn và dừng tại khu công nghiệp Chàng Sơn, cách chùa khoảng 2km. Đến đây, du khách có thể sử dụng xe ôm hoặc cũng có thể tản bộ ngắm khung cảnh yên bình của làng quê Thạch Thất.
Giá vé khi vào chùa
Để vào tham quan được di tích Phật giáo nổi tiếng này, cả du khách nội địa và du khách quốc tế sẽ mất phí là 10.000 VNĐ/ người chưa bao gồm phí gửi xe. Ngoài ra, cũng có một số ngày đặc biệt như ngày di sản văn hoá 23/11, ngày 30, mùng 1, mùng 2, mùng 3, Tết nguyên Đán chùa sẽ không áp dụng thu phí vào cửa như bình thường. Tha hồ cho du khách vào tham quan, chiêm ngưỡng và chiêm bái tại chùa.
Thông tin về lễ hội chùa Tây Phương
Hàng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, người dân nơi đây lại nô nức mở hội chùa, lễ hội kéo dài từ ngày mùng 6 tháng 3 đến mùng 10 tháng 3 với nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc thu hút nhiều du khách ghé thăm. Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi mang tính tập thể như kéo co, đánh vật, cờ người,…với mong muốn người dân có một năm mới ấm no hạnh phúc, luôn khỏe mạnh bình an.
Chính vì vậy, nếu bạn muốn hòa mình vào không khí vui nhộn mang tính tín ngưỡng tâm linh tại chùa thì bạn cũng có thể lựa chọn ghé thăm chùa vào khoảng thời gian này để cầu may mắn, cầu bình an cùng người dân ở đây.
Một vòng dạo quanh tham quan kiến trúc chùa Tây Phương
Để đến được với chùa Tây Phương, du khách sẽ cần phải leo qua 239 bậc thang đá ong rêu phong. Ngôi chùa được xây theo kiến trúc hình chữ Tam cổ với 3 nếp chùa đặt song song gồm: bái đường, chính điện và hậu cung.
Từ cổng chính bước qua khoảng sân chùa, du khách sẽ thấy 3 nếp nhà song song với nhau, theo thứ tự được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía sau và 2 bên của chùa chính là nơi thờ nhà Tổ và Mẫu.
Tam quan hạ
Tam quan tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Trong đó, “hữu quan” là thể hiện cái sắc (giả), là những sự vật hiện hữu trong cõi đời, “không quan” là tượng trưng cho cái không (vô thường) và “trung quan” là thể hiện sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không.
Tam quan thượng
Bước qua cánh cổng tam quan, bạn sẽ leo 237 bậc đá ong để lên được tam quan thượng, đá ong có màu vàng hoặc nâu đỏ, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết nên thường được sử dụng trong các ngôi làng, chùa cổ.
Miếu sơn thần
Miếu sơn thần nằm tách biệt bên trái chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò thờ thần núi vừa là nhà thờ Đức Ông có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Hầu hết các ngôi chùa Phật giáo truyền thống đều có một ban riêng thờ Ngài.
Chùa Hạ
Ở trên bàn thờ của chùa Hạ thờ tượng Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn, hai bên là tượng tiên Đồng Ngọc Nữ. Những bộ tượng này mang phong cách thời Tây Sơn thần mặc giáp tay cầm khí giới điển hình cho các pho tượng Hộ pháp ở nước ta những pho tượng thể hiện sự quyền uy trừ gian diệt ác bảo vệ người dân.
Chùa Trung
Đi qua chùa Hạ, bạn sẽ tới chùa Trung. Khác với nhiều ngôi chùa ở Việt Nam, tòa giữa (chùa Trung) của chùa Tây Phương hẹp nhưng cao hơn tòa Thượng và Hạ. Mỗi nếp có 2 tầng mái kiểu chồng diêm, các cột gỗ đều kê trên đá tảng xanh trong khắc hình cánh sen. Nơi đây thờ phật Tuyết Sơn – tượng minh họa thời kỳ khổ hạnh của đức Phật Thích-ca mâu-ni trước khi thành Phật.
Chùa Thượng
Tại chính điện chùa Thượng, ở ba ngôi ở trên cùng cao nhất, mỗi vị ở đây đại diện cho một nghìn vị phật trong kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai. Các vị La Hán bố trí theo hàng dọc với ý nghĩa về những sự kiện trong cuộc đời các đức phật. Hàng thứ hai bài trí bộ “Thập điện diêm vương” – những vị làm lẽ công bằng cõi luân hồi, với ý nghĩa giáo dục con người tích đức, hành thiện.
Một trong điểm nổi bật của chùa Tây Phương so với các ngôi chùa khác chính là nơi đây sở hữu rất nhiều những bức tượng pháp cùng với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Ngôi chùa còn sở hữu 64 pho tượng với các bức phù điêu vô cùng hoành tráng, 16 pho tượng Tổ, bộ Tượng Tam Thế Phật, đặc biệt đến đây du khách còn có thể chiêm ngưỡng tượng 18 vị La Hán với những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố khác nhau.
Danh sách những nhà hàng chất lượng gần chùa Tây Phương
Nhà hàng Hoà Lạc Viên Restaurant & Hotel
- Địa chỉ: Km 15, Sơn Tây – Xuân Mai, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
- Đánh giá: 4/ 5 sao
- Thời gian mở cửa: 8h30 – 21h00
Nhà hàng sinh thái Duy Minh
- Địa chỉ: Thôn 8, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
- Đánh giá: 4.3/ 5 sao
- Giờ mở cửa: 10h30 – 22h00
Nhà hàng Châu Anh
- Địa chỉ: Thôn 8, xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội. (Đường 21A, km 14 quốc lộ 21A cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Tây.
- Đánh giá: 4,4/ 5 sao
- Thời gian mở cửa: 9:00 – 22:00
Nhà hàng Gà Ri Phú Bình 1
- Địa chỉ: QL21A, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội.
- Đánh giá: 4,5/ 5 sao
- Thời gian mở cửa: 9:30 – 22:00
Nhà hàng 379 Minh Nga
- Địa chỉ: QL21, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
- Đánh giá: 3,7/ 5 sao
- Thời gian mở cửa: 11:30 – 22:00
Điểm danh những nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo quanh chùa Tây Phương
- Xanh Villas Resort & Spa: Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội
- An Garden Retreat: Bãi Dài, Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội
- Homestay Yên Lạc Viên: Thôn 6, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
- Green Hill Hotel Tiến Xuân: Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội
- Sun Hill Homestay: Tiến Xuân, Thạch Thất, Hà Nội
- Đồi Sim Hotel: Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội
- Hotel MIG21: Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
- Nhà nghỉ Ngọc Anh: Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội
- Nhà nghỉ Nhật Mỹ: Cần Kiệm, Thạch Thất, Hà Nội
- Nhà nghỉ Hoà Lạc: QL21, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
Một số những lưu ý khi hành hương tại chùa Tây Phương
- Chùa là nơi linh thiêng vì vậy bạn cần lựa chọn trang phục cho phù hợp, tránh mặc quần áo quá ngắn, màu sắc lòe loẹt, gây phản cảm cho người nhìn.
- Đến chùa sẽ cần phải leo nên bạn nên chọn những đôi giày thoải mái, mang theo mũ, kem bôi chống côn trùng vì 2 bên bậc thang đều là cây cối tránh để bị côn trùng đốt.
- Nếu bạn chuẩn bị lễ vật thì nên gọn nhẹ đầy đủ không nên quá cầu kỳ gây lãng phí, đặc biệt chùa thờ Phật nên không dâng lễ là đồ mặn.
- Để ý cử chỉ hành động, không được nô đùa to tiếng, không ngắt hoa bẻ nụ nơi cửa chùa.
- Không tự ý quay chụp mà cần có sự cho phép của ban quản lý để đảm bảo tính trang nghiêm.
- Cần có y thức bảo vệ môi trường, tránh xả rác thải bừa bãi gây mất mỹ quan của chùa.
Chùa Tây Phương chinh là nơi mà bạn tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn. Bạn sẽ cảm thấy được “chữa lành” sau những tháng ngày vội vã, hối hả ở chốn phố thị xa hoa, tấp nập. Nếu bạn đang muốn tìm một nơi an yên trong tâm hồn, cần được thư giãn và bạn yêu thích chốn du lịch tâm linh mà không cách quá xa nội thành Hà Nội thì chùa Tây Phương là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.