Chùa Khai Nguyên: Nét đẹp cổ kính giữa lòng Hà Nội 

Hình ảnh toàn cảnh chùa Khai Nguyên yên bình

Nằm nép mình giữa lòng Hà Nội hoa lệ, chùa Khai Nguyên như một cõi yên bình, mộc mạc và đầy ấn tượng. Ngôi chùa chính là điểm đến du lịch tâm linh tuyệt vời, khi đến đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo, cổ kính mà còn được đắm mình trong không gian thanh tịnh, an yên. Hãy cùng Top Hà Nội AZ khám phá những điều đặc biệt ở ngôi chùa này nhé! 

Giới thiệu tổng quan về chùa Khai Nguyên 

Chùa Khai Nguyên ở đâu? 

Chùa Khai Nguyên trước đây có tên gọi là Cổ Liêu Tự và vẫn hay được mọi người biết đến với tên gọi khác là chùa Cheo. Toạ lạc ở thôn Tây Ninh, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ngôi chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km nên nơi đây không hề xô bồ, tấp nập như dưới trung tâm mà vô cùng yên bình, thơ mộng, mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm trong tâm hồn. 

Hình ảnh toàn cảnh chùa Khai Nguyên yên bình
Hình ảnh toàn cảnh chùa Khai Nguyên yên bình

Lịch sử hình thành nên ngôi chùa Khai Nguyên 

Chùa Khai Nguyên đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bắt đầu từ niên đại lịch sử nửa đầu thế kỷ XVI. Chùa cũng đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử cùng với nhiều lần phục dựng, tu sửa vào những năm 1759, 1981. Từ năm 2003, sau khi về trụ trì, Đại Đức Thích Đạo Thịnh đã đẩy mạnh công tác tu bổ và mở rộng khuôn viên chùa Khai Nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni và các tín đồ Phật Tử đến chiêm bái. 

Và từ năm 2006 cho đến nay, chùa Khai Nguyên đã trải qua không ít lần kiến thiết với những công trình nổi tiếng như: Ngôi Đại Hùng Bảo Điện, Tháp Báo Ân, Chùa Một Cột, Gác Chuông, Ao Phóng Sinh,… và một số công trình đang trong quá trình thi công như cổng Tam Quan, Đại tượng Phật A Di Đá Vì Hòa Bình,…. 

Lịch sử hình thành chùa Khai Nguyên
chua-khai-nguyen_5

Những điểm nổi bật của chùa Khai Nguyên 

Kiến trúc đặc sắc của chùa Khai Nguyên Sơn Tây 

Chùa Khai Nguyên hiện tại mang lối kiến trúc kim – cổ giao hòa. Đó là kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, các gian thờ đã được bố trí theo kiểu “tiền Phật hậu Tổ”. Phía cuối chùa là Tăng đường cùng tả vu, hữu vu, Tháp Báo Ấn, gác chuông, gác trống…

Ngoài ra, bạn sẽ thấy phía trước chùa có một hồ nước lớn hình chữ nhật. Hồ nước này quanh năm xanh trong như ngọc. Trên mặt hồ có lầu gác mô phỏng lại hình dáng của Chùa Một Cột. Tại đây có gian thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và lưu giữ bộ kinh Địa Tạng quý, thu hút sự chú ý của các tín đồ Phật Giáo. 

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa

Bức đại tượng phật A Di Đà lớn nhất Đông Nam Á 

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi nét đẹp kiến trúc độc đáo mà ngôi chùa còn gây ấn tượng bởi có bức tượng quy mô lớn nhất Đông Nam Á với tên gọi rất hay là “Tượng phật A Di Đà vì hoà bình”. Với chiều cao 72m và đường kính bệ tượng lên đến 1200m2, bên trong pho đại tượng sẽ bao gồm 13 tầng.

Trong đó, 12 tầng được bố trí để các tín đồ Phật Tử gần xa tham quan điện Bồ Tát. Ngoài ra, trong pho tượng còn có lục đạo luân hồi gồm nhiều cõi như địa ngục, ngạ quỷ, Atula,… du khách tha hồ trải nghiệm, khám phá để hiểu hơn về Phật giáo và sống đúng với lẽ phải. 

Theo lời của trụ trì chùa Khai Nguyên Đại đức Thích Đạo Thịnh, bức tượng được xây dựng với ý nghĩa truyền tải thông điệp “Vì hòa bình thế giới”, mong muốn sự an lành và thịnh vượng cho đất nước, nhân dân và sự phát triển của Phật pháp.  Tất cả các chi tiết tạo nên bức đại tượng độc đáo, thể hiện nét đẹp đặc trưng của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Hình ảnh bức tượng Phật A Di Đà Vì hoà bình có quy mô lớn nhất Đông Nam Á
Hình ảnh bức tượng Phật A Di Đà Vì hoà bình có quy mô lớn nhất Đông Nam Á

Hệ thống di vật và tượng Phật có giá trị đồ sộ 

Bên cạnh bức đại tượng nổi tiếng ra,  Chùa Khai Nguyên còn có nhiều nét đặc sắc khác. Nổi bật trong số đó là hệ thống tượng Phật gồm 1975 pho lớn nhỏ trong gian Tam Bảo. Tất cả đã tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo. Trong đó có nhiều bức tượng được làm bằng chất liệu quý như: đồng, ngọc bích… Các bức tượng được sắp xếp trong gian Tam bảo, tạo nên hình thái kiến trúc độc đáo và không gian trang nghiêm, thanh tịnh. 

Ngoài ra, chùa Khai Nguyên còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị lịch sử lâu đời như: chuông đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức năm 1870, bia đá được khắc vào niên hiệu Cảnh Hưng năm 1759 và bia đá khắc vào niên hiệu Gia Long năm 1816. 

Hệ thống di vật và tượng Phật đồ sộ tại chùa Khai Nguyên
Hệ thống di vật và tượng Phật đồ sộ tại chùa Khai Nguyên

Những địa điểm nên kết hợp khi đi tham quan chùa Khai Nguyên 

Khi đã đến du lịch ở Sơn Tây, du khách không nên chỉ dừng lại ở chùa Khai Nguyên mà có thể tham quan rất nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng khác như: 

  • Làng Cổ Đường Lâm 
  • Thành cổ Sơn Tây 
  • Phố đi bộ Sơn Tây 
  • Làng Văn Hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam 
  • Hồ Đồng Mô 
  • Chùa Mía 
  • Đông Cung đền Và 
  • Lăng Ngô Quyền 
  • Khu du lịch K9 Đá Chông 
  • Văn Miếu Sơn Tây 
  • Sân Golf Sơn Tây 

Gợi ý những địa điểm lưu trú chất lượng xung quanh chùa Khai Nguyên 

Sunny Hotel Sơn Tây 

  • Địa chỉ: Tân Phú, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Giá phòng: từ 250.000 VNĐ/ đêm 
  • Đánh giá: 4.5 sao 

Khách sạn Đồng Mô 

  • Địa chỉ: Tân Phú, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Giá phòng: Từ 400.000 VNĐ/ đêm 
  • Đánh giá: 3.7 sao 

Nature Key Retreat Đồng Mô 

  • Địa chỉ: Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Giá phòng: từ 800.000 VNĐ/ đêm 
  • Đánh giá: 4.0 sao 

A15 Hotel Sơn Tây

  • Địa chỉ: 2 phố Chùa Thông, Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Giá phòng: Từ 350.000 VNĐ/ đêm 
  • Đánh giá: 4.5 sao 

Nhà nghỉ Bảo Anh

  • Địa chỉ: QL 21. Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Giá phòng: Từ 300.000 VNĐ/ đêm 
  • Đánh giá: 4.1 sao 

Danh sách những siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hoá gần chùa Khai Nguyên 

  • Mini Mart Thắng Tằm: 2 Hoàng Diệu, P. Quang Trung, Sơn Tây 
  • Cửa hàng Thanh Tùng: P. Phú Thịnh, Sơn Tây
  • Tạp hoá Hương Toàn: Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Cửa hàng bách hoá Hồng Tươi: Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Cửa hàng tạp hoá Tuấn Hường: P. Lê Lợi, Sơn Tây
  • Tạp hoá Phương Tư: Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Siêu thị Khôi Nguyên: Thôn Hạ Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội 
  • Siêu thị Lan Chi Lục Quân: QL21A, Sơn Tây, Hà Nội 
  • Mini mart Ngọc Phượng: số 296, Thanh Mỹ, Sơn Tây 
  • Tạp hoá Thuỷ Tiên: 334 chùa Thông, P. Phú Thịnh, Sơn Tây, Hà Nội 

Những kinh nghiệm cần biết khi ghé thăm chùa Khai Nguyên 

  • Vì là nơi thiêng liêng nên khi đến thăm chùa, bạn không nên mặc những bộ trang phục quá rực rỡ và gây phản cảm.
  • Khi đến đây, bạn nên thành tâm cầu nguyện và tận hưởng không gian an lạc, linh thiêng, thay vì mải mê với việc chụp ảnh.
  • Không nên chạm hoặc lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa mà không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Tránh dẫm đạp lên cây cối, hoa hoặc bàn ghế, làm hư hại vật dụng trong chùa. Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nếu bạn muốn quay phim hoặc chụp hình, hãy xin phép ban quản lý của chùa trước.
    Những lưu ý khi đến chiêm bái tại chùa Khai Nguyên
    Những lưu ý khi đến chiêm bái tại chùa Khai Nguyên

Chùa Khai Nguyên là một điểm đến tâm linh và du lịch không thể bỏ qua khi đến với Hà Nội. Ngôi chùa là một biểu tượng của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội đặc biệt là Sơn Tây bạn đừng quên đến chiêm ngưỡng và chiêm bái cũng như khám phá tìm hiểu ngôi chùa này nhé. 

Đánh giá bài viết
Bình luận

Về Tác giả

Avatar của TRẦN NGỌC ANH
Trần Ngọc Anh – người trẻ đầy tri thức và tinh thần nghiên cứu, đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa học hỏi thông minh và lòng đam mê có thể mang lại thành công vượt bậc. Cô là nguồn cảm hứng cho những ai theo đuổi tri thức và tầm cao mới. Là một học sinh chuyên Văn, Ngọc Anh không có tác giả yêu thích riêng, nhưng cuốn “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng đặc biệt gây ấn tượng
Xem thêm