Không ồn ào, tấp nập cũng không quá nổi tiếng, ngôi chùa Đậu nằm ẩn mình giữa ngoại thành Hà Nội. Khi đến chùa du khách sẽ bị thu hút bởi không gian yên bình và thanh tịnh, an yên trong tâm hồn. Bên cạnh đó, chùa Đậu còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc vô cùng độc đáo cùng những điều đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có. Hãy cùng Top Hà Nội AZ khám phá xem điều đặc biệt của ngôi chùa này là gì nhé!
Giới thiệu tổng quan về chùa Đậu
Vị trí của chùa Đậu ở đâu?
Chùa Đậu Thường Tín hay người ta vẫn hay gọi với cái tên chùa Đậu toạ lạc ở thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố khoảng 25km.
Chùa Đậu (hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự…) là một trong những địa điểm du lịch tâm linh gắn liền với Phật giáo từ những ngày đầu vừa du nhập vào đồng bằng Bắc Bộ. Vào thế kỷ 17, dưới thời vua Lê Thần Tông, chùa Đậu được mệnh danh “Đệ nhất danh lam” và là nơi thờ tự những vị thần như Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Vân, Pháp Lôi.
Lịch sử hình thành của chùa Đậu
Tương truyền rằng, chùa được xây dựng từ năm 602 – 939, dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai. Tuy nhiên, thời gian thành lập của chùa được ghi trên bia đá lại từ thời nhà Lý. Theo Đại Đức Thích Thanh Nhung – trụ trì của chùa Đậu – địa điểm này được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 3 (200 – 210) dưới lệnh của Sĩ Nhiếp.
Sau khi nhận ra địa thế linh thiêng tại làng Gia Phúc, ông đã cho xây dựng chùa để chúng sinh có nơi hành lễ, dâng hương. Chùa được đặt tên Thành Đạo Tự cũng từ đó, nghĩa là mảnh đất của Phật. Sau này, Thành Đạo Tự được đổi thành Pháp Vũ Tự nhờ vào việc Sĩ Nhiếp cho người thỉnh Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ.
Theo sử sách ghi lại, từ khi chùa Đậu được xây dựng, nhiều vua chúa, các vương tôn công tử nhà họ Trịnh, Lê thường xuyên đến đây dâng lễ, góp công đức để trùng tu chùa thêm khang trang. Chính vì vậy mà các bậc vua quan mỗi khi tới đây cầu khấn đều rất linh ứng. Ngày nay, chùa Đậu vẫn còn lưu giữ rất nhiều di vật lịch sử vô cùng quý giá. Vào năm 1964, chùa Đậu được xếp hạng là Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A.
Dưới thời vua Lê Thần Tông, chùa bị xuống cấp và được trùng tu lại, trở nên khang trang hơn, được phong tặng danh hiệu “Đệ nhất danh lam” tại Hà thành thời bấy giờ. Vào năm 2010, trước đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chùa Đậu đã được sửa chữa lại nguyên vẹn.
Bên cạnh việc được xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A vào năm 1964, chùa Đậu còn xác lập nhiều kỷ lục khác. Trong Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam, chùa Đậu chính là một trong những ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam. Trong khi đó, vào năm 2007, chùa cũng nắm giữ kỷ lục là nơi đang lưu giữ Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng xưa nhất Việt Nam.
Hướng dẫn đường đi đến chùa Đậu
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, để đi tới chùa Đậu, bạn có thể lựa chọn 2 cách di chuyển như sau:
- Đi phương tiện cá nhân: Di chuyển theo Quốc lộ 1A cũ hướng Thường Tín. Khi tới xã Nguyễn Trãi, bạn rẽ phải, di chuyển thêm khoảng 2km là có biển chỉ dẫn tới chùa.
- Đi xe bus: Bạn lên tuyến bus số 06 Giáp Bát – Phú Xuyên, xuống xe ở bến Quất Động. Tiếp theo, gọi xe rẽ vào hướng khu công nghiệp Quất Động, đi thêm khoảng 1,7km sẽ gặp biển chỉ dẫn đi tới chùa Đậu Thường Tín.
Thông tin về lễ hội của chùa Đậu
Lễ hội chùa Đậu diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới, kéo dài khoảng 3 ngày từ ngày mùng 8 đến ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Điều đặc biệt là vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch, lễ hội được diễn ra lớn và thu hút đông đảo người dân nhất bởi nghi lễ rước kiệu của 9 thôn, tất cả các kiệu sẽ được khiêng vào tận sân chùa, xô đẩy, xoay tròn trước khi đặt vào trong chính điện. Người dân vẫn thường quan niệm rằng kiệu của làng nào xoay nhiều và nhanh hơn thì năm đó dân của làng đó sẽ được ấm no, hạnh phúc.
Những nét đặc trưng của ngôi chùa Đậu Thường Tín
Kiến trúc độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa
Nơi đây được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc” với quy mô tổng thể lớn như cung điện nhưng mang màu sắc đậm nét cổ xưa. Khuôn viên chùa được xây dựng các hạng mục chính bao gồm Tam Quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ,… và ngôi chùa hiện còn đang giữ nhiều di vật cũng như cổ vật từ thời phong kiến xa xưa gồm 6 bia đá được khắc từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.
Hơn nữa, nghệ thuật kiến trúc của chùa còn mang nhiều nét độc đáo đặc trưng của những năm thuộc thế kỷ 17 từ những mái ngói mũi hài, các cột, xà chạm khắc hình rồng cho đến những bệ đá hoa sen.
Thêm vào đó, bên trong chùa Đậu Thường Tín còn treo hai tấm biển gỗ được sơn màu son thếp vàng và được khắc hai bài thơ chữ Nôm bao gồm bài thơ Nôm của chúa Trịnh Căn và bài thơ Nôm của chúa Trịnh Cương và được biên soạn bởi một danh sĩ có tiếng đời vua Lê Hiển Tông là Phan Trọng Phiên.
Chùa Đậu lưu giữ 2 bức tượng quý từ xa xưa bên trong
Ngoài kiến trúc đặc biệt thì chùa Đậu còn nổi tiếng là nơi lưu giữ 2 pho tượng được tạo từ di hài của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh.
Pho tượng táng của thiền sư Vũ Khắc Trường hiện đã hư hại ít nhiều. Còn pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh hiện vẫn tương đối nguyên vẹn. Pho tượng cao 59cm, nặng 7kg, 2 tay chắp trước bụng, 2 chân bắt chéo theo tư thế kiết già, người hơi cúi về phía trước. Trải qua gần 4 thế kỷ, pho tượng vẫn giữ được nét mặt an nhiên siêu thoát, phảng phất bờ môi thoáng cười niềm hạnh phúc vô biên bất diệt.
Nhắc đến bức tượng của thiền sư Vũ Khắc Minh phải kể đến chuyện từ 300 năm trước. Trước khi viên tịch, nhà sư đã dặn các đệ tử rằng: “Sau khi nghe tắt tiếng mõ 7 ngày, hãy mở cửa am ra. Nếu thấy ta ngã thì an táng như bình thường, nếu ta còn ngồi thì làm theo cách này…”.
Sau đó thiền sư nhập thất, đóng kín cửa. Theo đúng lời thầy dặn, sau 7 ngày im tiếng mõ, các đệ tử mở cửa am vẫn thấy nhà sư trong tư thế thiền định, không có mùi hôi. Các đệ tử liền làm theo cách được ông hướng dẫn để tạo hình pho tượng.
Điểm danh những quán ăn hấp dẫn xung quanh chùa Đậu
- Madam Yến – Korean Food: Khu tập thể cấp 3, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Quà vặt Tom & Mit: 145 Trần Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội
- 1977 Hong Kong Tea & Swimming Pool: Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Gà rán Mr. Jiliu: Khu đấu giá, đường Nguyễn Du, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Sắc Huế: 156 Trần Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Chay Sen Việt: Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Buffet lẩu nướng Sogogi: 101 Trần Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Bún bò Huế O Hường: Điểm xe buýt Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội
- Cơm gà Hội An 99: Phố Vồi, thị trấn Thường Tín, Thường Tín, Hà Nội
- Tiệm trà chanh 1975: 268 Trần Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội
Những quán cà phê được giới trẻ yêu thích xung quanh chùa Đậu
Laika Coffee
- Địa chỉ: Lô 3,4 Khu đấu giá Nguyễn Du, Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
- Số điện thoại: 0823 599 599
- Giờ mở cửa: 7h00 – 23h30
Thanh Bình Coffee
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Tiền phong, Xã Hoà Bình, Huyện Thường Tín, TP. Hà nội
- Số điện thoại: 0909 638 030
- Giờ mở cửa: 6h30 – 22h00
Camellia Tea & Coffee
- Địa chỉ: 10 Thượng Đình, Xã Nhị Khê, Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
- Số điện thoại: 0334 687 533
- Giờ mở cửa: Cả ngày
La Cafe
- Địa chỉ: Cây Xăng Cầu Vân, Khánh Vân, Xã Khánh Hà, Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội
- Điện thoại: 0382 047 957
- Giờ mở cửa: 8h00 – 23h00
The KAfe
- Địa chỉ: Cạnh Cầu Vân, Làng Nhị Khê, Xã Nhị Khê, Huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.
- Số điện thoại: 0376 662 211
- Giờ mở cửa: 9h00 – 22h30
Lưu ý khi ghé thăm chùa Đậu
- Bạn nên lựa chọn trang phục gọn gàng, đồ tối màu, kín đáo và chỉnh tề khi đi hành lễ tại chùa Đậu.
- Mang theo tiền mặt, đặc biệt là tiền lẻ để bỏ hòm công đức và dễ dàng mua sắm lễ vật.
- Không vứt rác bừa bãi, tự tay ngắt hoa, lá khi đi dạo trong khuôn viên nhà chùa.
- Không được tự tay chạm vào tượng Phật, đồ vật trong chùa khi chưa được sự cho phép.
- Giữ yên lặng, không đùa giỡn, nói tục, chửi thề làm mất sự trang nghiêm của chùa Đậu.
- Tham khảo thật kỹ trình tự dâng lễ, thắp nhang tại chùa Đậu. Tránh đặt lễ nhầm ban hay gọi nhầm tên Phật, thánh.
Chùa Đậu là chốn linh thiêng đối với người dân địa phương và du khách thập phương. Nơi đây không chỉ là một địa điểm mang đậm nét lịch sử văn hóa lâu đời khi sở hữu những kiến trúc cổ đặc trưng từ các đời nhà vua khác nhau mà còn là nơi linh thiêng linh ứng để cúng bái, cầu mong mang lại những điều tốt lành. Nếu bạn có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, hãy đặt chân đến tham quan chùa Đậu Thường Tín để khám phá tận mắt vẻ đẹp của ngôi chùa nhé!