Nhắc đến những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội, không thể không nhắc đến Chùa Thầy. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20km, Chùa Thầy ẩn mình giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình, mang đến cho du khách cảm giác thư thái và bình yên đến lạ kỳ. Bài viết này mình sẽ giới thiệu chi tiết về Chùa Thầy, bao gồm lịch sử, kiến trúc, cảnh quan, cũng như địa điểm ăn uống và lưu trú tại đây.
Giới thiệu về chùa Thầy
Chùa Thầy ở đâu?
Chùa Thầy tọa lạc uy nghi dưới chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây Nam, Chùa Thầy (hay còn gọi là chùa Cả) ẩn chứa giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc.
Lịch sử chùa Thầy
Gắn liền với giai thoại Thiền sư Từ Đạo Hạnh, nơi đây thu hút du khách bởi bầu không khí thanh tịnh, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những di tích cổ kính.
Quần thể Chùa Thầy nổi tiếng với nhiều điểm tham quan như quán Tam Xã, đình Thuỵ Khuê, hang Cắc Cớ, vườn trúc Lữ Gia. Nổi bật nhất là chùa Cả với kiến trúc thế kỷ XVII tinh tế, thể hiện qua các chi tiết chạm khắc tinh xảo.
Lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo cùng những hình ảnh chạm khắc đặc trưng thời Lý tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho Chùa Thầy. Nơi đây tựa như chốn bồng lai tiên cảnh giữa lòng Hà Nội, với khung cảnh non nước hữu tình và hồ Long Trì thơ mộng.
Nên đến chùa Thầy vào thời gian nào đẹp nhất
Bầu không khí mát mẻ sau Tết Nguyên đán tại Chùa Thầy là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn trẩy hội, cầu an đầu năm. Đến đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian thanh tịnh, hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp và khám phá những giá trị văn hóa độc đáo.
Mùa xuân, Chùa Thầy khoác lên mình tấm áo rực rỡ với sắc hoa gạo nở đỏ rực một khoảng trời. Đây là thời điểm lý tưởng để du khách đến tham quan chùa Thầy.
Đặc biệt, lễ hội Chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch là sự kiện văn hóa độc đáo thu hút đông đảo du khách thập phương. Tham dự lễ hội, du khách sẽ được hòa mình vào không khí náo nhiệt, sôi động với các hoạt động tế lễ, rước kiệu, hát chầu văn… và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.
Giá vé tham quan Chùa Thầy
Giá vé tham quan Chùa Thầy:
- Vé tham quan: 10.000 VNĐ/người
- Dịch vụ trông xe:
- Xe máy: 10.000 VNĐ/xe
- Ô tô: 30.000 VNĐ/xe
Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Thầy
Cách di chuyển đến chùa Thầy:
- Xe buýt: Bắt tuyến 73 từ bến xe Mỹ Đình (giá vé 10.000 VNĐ/lượt) với tần suất 10-20 phút/chuyến.
- Phương tiện cá nhân: Di chuyển dọc Đại lộ Thăng Long, rẽ phải sau cầu vượt Sài Sơn, đi thêm 1km là đến chùa.
Những địa điểm tham quan gần Chùa Thầy
- Di tích lịch sử Đình So
- Địa chỉ: xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
- Động Hoàng Xá
- Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
- Núi đá Sài Sơn
- Địa chỉ: Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.
- Khu biển nhân tạo Baara Land Quốc Oai
- Địa chỉ: Thôn Đa Phúc, Quốc Oai, Hà Nội
Danh sách những quán ăn ngon gần Chùa Thầy
- Nhà hàng Minh Râu
- Địa chỉ: BT 08 – N6, Khu đô thị Sunny Garden City, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- Điện thoại: 0901 322 686
- Fanpage: www.facebook.com/nhminhrau
- Giờ mở cửa: 05:00 – 22:00
- Phở Lý Quốc Sư Quốc Oai
- Địa chỉ: Số 61 đường Bắc nam, thị trấn Quốc Oai, Hà Nội
- Đặt món: 0398 620 599
- Hotline: 0368 620 599
- Các loại dịch vụ tùy chọn: Ăn tại chỗ – Đồ ăn mang đi – Giao hàng
- Sen Việt Quán
- Địa chỉ: Lô C13 – ĐG 2, Bắc Nam, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Điện thoại: 0868 128 586
- Fanpage: https://www.facebook.com/amthucsevietquanquocoai
- Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
- Lẩu Cua Đồng Cẩn Ngần
- Địa chỉ: Thôn Bái Ngoại, Liệp Tuyết, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Điện thoại: 0376 020 133
- Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30
- Vườn Sinh Thái Làng Chài
- Địa chỉ: Trán Voi, Phú Mãn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:30 – 21:30
- Nhà Hàng Hùng Còi 2
- Địa chỉ: Chân Cầu Vượt Hoàng Xá, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Điện thoại: 0363 027 660
- Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
- Nhà Hàng Sunny
- Địa chỉ: Sài Sơn, Huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00
Danh sách nhà nghỉ gần Chùa Thầy
- Big Hotel
- Giá phòng theo giờ: 120.000 – 200.000 VNĐ/2 giờ
- Giá phòng theo đêm: 250.000 – 350.000 VNĐ/đêm
- Giá phòng theo ngày: 400.000 – 600.000 VNĐ/ngày
- Địa chỉ: Lô G11, Khu đấu giá DG 03, TT Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội
- Bảo Ngọc Hotel
- Giá phòng theo giờ: 175.000 – 300.000 VNĐ/2 giờ
- Giá phòng theo đêm: 350.000 – 580.000 VNĐ/đêm
- Giá phòng theo ngày: 590.000 – 810.000 VNĐ/ngày
- Địa chỉ: Khu đất đấu giá ĐG 03, TT Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội
- Royal Hotel
- Giá phòng theo giờ: 120.000 – 250.000 VNĐ/2 giờ
- Giá phòng theo đêm: 220.000 – 350.000 VNĐ/đêm
- Giá phòng theo ngày: 330.000 – 550.000 VNĐ/ngày
- Địa chỉ: Khu đất dịch vụ CEO, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- La Paz Hanoi Hotel
- Mức giá tham khảo: 600.000 VNĐ/đêm
- Địa chỉ: Thôn Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
- Little Bee House
- Mức giá tham khảo: 900.000 VNĐ/đêm
- Địa chỉ: Số 6 Thôn Cổ Rùa, Phú Mãn, Quốc Oai, Hà Nội
Kiến trúc Chùa Thầy có gì độc đáo?
Khuôn viên rộng lớn tại Chùa Thầy
Nằm trên thế đất hình rồng uy nghi, Chùa Thầy tọa lạc tại Hà Thành, mang vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng. Phía trước chùa là sân lát gạch rộng, hướng ra hồ Long Trì tựa như hàm rồng uy nghi. Bờ hồ bên trái chính là hàm dưới, ôm trọn lấy hồ nước phẳng lặng.
Nổi bật giữa hồ Long Trì là thủy đình cổ kính, được ví như viên ngọc tỏa sáng trong miệng rồng thiêng. Nơi đây thường diễn ra các màn múa rối nước đặc sắc vào các dịp lễ hội, thu hút du khách thập phương.
Hai cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiều” độc đáo, vắt ngang qua hồ Long Trì, tạo nên hình ảnh hai râu rồng uyển chuyển.
Chiêm ngưỡng những ngôi chùa nhỏ bên trong Chùa Thầy
Hệ thống chùa gồm ba tòa nằm song song: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng, tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa và ấn tượng.
- Chùa Hạ, hay nhà tiền tế, là nơi diễn ra các nghi lễ Phật giáo và giảng kinh.
- Chùa Trung, hay trung điện, là nơi thờ cúng Tam Bảo, tượng Phật, tượng Hộ pháp và tượng Thiên Vương.
- Chùa Thượng nằm tách biệt, thờ tượng Di Đà tam tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Phía sau chùa còn có lầu chuông đồng và lầu trống do bà Chúa Chè – tuyên phi Đặng Thị Huệ xây dựng.
Đi dọc theo đường lên núi, du khách sẽ đến viếng thăm chùa Cao, nơi tu hành đầu tiên của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Càng lên cao, du khách sẽ bắt gặp các hang động nhỏ: hang Bụt Mọc, hang Bò, hang Gió và chùa Một Mái – công trình kiến trúc độc đáo với mái che duy nhất tựa vào vách núi hiểm trở.
Đỉnh núi là hang Cắc Cớ sâu hút, ẩn chứa nhiều giai thoại bí ẩn. Tương truyền, hang có 9 tầng tượng trưng cho 9 tầng địa ngục, nhưng ít ai dám xuống tới tầng thứ 2, 3 vì đường đi quá nguy hiểm.
Lễ hội chùa Thầy có gì đặc biệt?
Từ mùng 5 đến mùng 7 tháng 3 Âm lịch hàng năm, Chùa Thầy lại nhộn nhịp du khách thập phương đến trẩy hội. Lễ hội là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, cầu mong bình an và may mắn cho gia đình.
Mở đầu lễ hội là lễ cúng Phật và chạy đàn, một nghi thức tôn giáo trang nghiêm với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Tiếng hát kinh trầm bổng của các nhà sư hòa quyện cùng tiếng đàn tạo nên bầu không khí thanh tịnh, khiến du khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Đến với lễ hội Chùa Thầy, du khách không chỉ được tham gia vào các hoạt động tâm linh như dâng hương, cầu nguyện mà còn có cơ hội thưởng thức những màn trình diễn múa rối nước đặc sắc. Sân khấu múa rối được đặt ngay trước Thủy Đình, tái hiện những tích trò quen thuộc như Thạch Sanh, Tấm Cám hay các cảnh sinh hoạt dân dã, mang đến cho du khách những giây phút giải trí vui vẻ và ý nghĩa.
Hình ảnh Chùa Thầy đẹp nhất
Chùa Thầy là điểm đến tâm linh thu hút du khách bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử lâu đời. Nơi đây không chỉ mang đến cho du khách cảm giác thanh tịnh, bình yên mà còn là cơ hội để tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và lịch sử Việt Nam. Với những giá trị văn hóa, lịch sử và kiến trúc độc đáo, Chùa Thầy xứng đáng là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và khám phá văn hóa Phật giáo Việt Nam.